Ngồi lâu trên mạng
Ngồi quá lâu trên mạng sẽ khiến chứng trầm cảm gia tăng 2,5 lần. Ngoài công việc, nếu mỗi ngày bạn không nên ngồi quá 2 tiếng trên mạng.
Làm việc chậm chạp
Các chuyên gia tâm lý phát hiện ra những người không thể sắp xếp và quản lý thời gian một cách hợp lý sẽ có nguy cơ mắc chứng trầm cảm cao. Việc trì trệ, chậm chễ trong công việc sẽ khiến bạn cảm thấy cuộc sống hỗn loạn, khó có thể khống chế, gây ra áp lực cho tâm lý.
Uống trà hoặc cà phê buổi tối
Nhiều người có thói quen uống trà đặc hoặc cà phê buổi tối. Điều này không chỉ dẫn đến tình trạng mất ngủ, mà còn ảnh hưởng đến trạng thái làm việc vào ngày hôm sau. Theo các chuyên gia, sau 4 giờ chiều tốt nhất không nên sử dụng các loại đồ uống trên.
Thực phẩm “rác”
Các thực phẩm có hàm lượng đường và chất béo cao như humberger, khoai tây chiên…tuy có thể nhanh chóng cải thiện cảm xúc, nhưng sau đó sẽ khiến hàm lượng đường trong máu bị giảm, làm tâm trạng bị trùng xuống. Do đó, tốt nhất bạn nên chọn các thực phẩm phân giải năng lượng chậm như bánh mì toàn mạch…
Chủ nghĩa ăn chay
Việc thiếu hụt axit béo không no trong thực phẩm trong thời gian dài có thể dẫn đến chứng trầm cảm. Do đó, những người ăn chay nên bổ sung dầu cá cho cơ thể.
Lượng hydrocacbon nạp vào cơ thể quá ít
Không ít người cho rằng ăn ít, thậm chí không ăn tinh bột có tác dụng giảm béo. Tuy nhiên, một nghiên cứu của Mỹ phát hiện ra, lượng hydrocacbon nạp vào cơ thể quá ít sẽ ảnh hưởng đến khả năng điều tiết tâm trạng của não bộ, gây ra các tâm trạng không tốt như dễ cáu gắt, u uất…
Mất cân bằng chức năng tuyến giáp
Chức năng tuyến giáp quá mạnh dễ gây ảnh hưởng đến quá trình bài tiết các hoóc-môn, khiến bạn cảm thấy tâm trạng trùng xuống, cảm giác u uất. Lúc này nên đi kiểm tra máu để xét nghiệm ra nguyên nhân thực tế.
Theo Dân Trí